Bộ nhận diện thương hiệu cho bệnh viện nhi đồng PAZ Holandesa
Trong bài phỏng vấn ngắn sau đây, Rejane Dal Bello (RDB) chia sẻ với Designs (Ds) về đồ án thiết kế mà cô vừa thực hiện cho bệnh viện nhi đồng phi lợi nhuận PAZ Holandesa ở Arequipa, Peru.
Bộ nhận diện thương hiệu cho bệnh viện PAZ Holandesa
Bệnh viện nhi PAZ Holandesa cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế căn bản cho trẻ em, là đại diện cho một mô hình bệnh viện đô thị mới vừa tầm tay các tầng lớp nhân dân có lẫn không có điều kiện tài chính. Bệnh viện hoạt động trên tiêu chí công bằng, không phân biệt điều kiện kinh tế xã hội.
Tên bệnh viện PAZ là viết tắt của tên em trai người Peru Tony Molleapaza Rojas. Em mất ngày 31 tháng 1 năm 2005 lúc mới 11 tuổi đời vì bệnh ung thư. Trong những năm còn là bệnh nhân của PAZ Holandera, Tony đã chống chọi hết mình với bệnh tật, luôn giữ vững ý chí lạc quan cũng như tinh thần cộng đồng tích cực.
Cơ sở y tế nhi đồng đặc biệt này lấy làm vinh hạnh được mang tên tắt của Tony Molleapaza Rojas. Mục tiêu lớn nhất của bệnh viện là xóa dần những khoảng cách phục vụ trong ngành y tế Peru, đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật bẩm sinh và trẻ em có điều kiện tài chính khó khăn.Bệnh viện được sáng lập bởi bà Marjan Van Mourik và bác sĩ Daniel Paz Y Geuze.
Logo của PAZ Holandesa
PAZ và các nhân vật đa dạng trong bộ nhận diện thương hiệu cho bệnh viện PAZ Holandesa
Ds: Chị bắt đầu với dự án PAZ Holandesa này như thế nào?
RDB: Trước hết tôi nhận lời cộng tác với Yomar Augusto làm nhà bảo trợ cho thương hiệu của bệnh viện. Thật tuyệt vời khi được làm việc với một nhà sáng lập bệnh viện (Marjan Van Mourik) đầy tận tụy và đóng góp nhiều ý tưởng hay cho quá trình thiết kế như vậy.
Dự án bắt đầu từ năm 2005 và vẫn đang tiếp tục, bao gồm mọi thành phẩm cần thiết cho thương hiệu, từ đồ dùng văn phòng đến các mẫu thiết kế đồ họa cho không gian nội thất, đồng phục và những ứng dụng khác.
Ds: Các vị bắt đầu thiết kế cho bộ nhận dạng thương hiệu từ đâu?
RDB: Chúng tôi không có một hồ sơ thiết kế cụ thể nào, mà chủ yếu chỉ trao đổi với nhau những cảm nhận của mình về hướng đi của bệnh viện. Vì tinh thần phát triển của bệnh viện hướng tới những người như Tony Rojas Molleapaza, tôi quyết định xây dựng nhân vật PAZ, để gợi nhớ đến sự hiện diện của Tony ở nơi đây, vì em đã dũng cảm chiến đấu với bệnh tật và khơi dậy hy vọng cũng như sức mạnh nơi những người khác. Những nhân vật tôi thiết kế mang dáng vẻ cứng cáp, mạnh mẽ, với màu sắc sinh động thể hiện nhiệt huyết của họ, và hình ảnh bông hoa biểu thị cho sự trưởng thành. Tất cả những yếu tố trên đã làm nên bộ nhận dạng thương hiệu này.
Ds: … còn các nhân vật hình tượng khác?
RDB: Các nhân vật khác được xây dựng dựa trên những nhân viên bệnh viện – những người hỗ trợ PAZ – như bác sĩ, trợ lý bác sĩ, y tá, nhà quản lý, công nhân vệ sinh, kỹ thuật viên… Tất cả đều sẽ trở thành một phần của đời sống hằng ngày trong bệnh viện, và sẽ đóng vai trò tương tác với bệnh nhân.
Để thể hiện tinh thần của bệnh viện, các nhân viên không mặc đồng phục truyền thống mà cùng vận áo thun như nhau, nhưng áo của từng người sẽ in hình nhân vật tương ứng với vai trò của họ. Vậy là y phục của bác sĩ cũng giống hệt y phục của nhà quản lý hay nhân viên vệ sinh, chỉ có khác là hình tượng in trên áo họ!
Có điều này thú vị là giám đốc Marjan Van Mourik bảo rằng các bác sĩ không ưa ý tưởng này, vì họ muốn vận y phục truyền thống vốn dành cho thầy thuốc… Những ý tưởng mới thường khiến mọi người không vui!
Mẫu thiết kế đề can dán tường
Mẫu thiết kế đề can dán tường
Các mẫu nhân vật PAZ khác nhau
Danh thiếp
Đầu thư
Phong bì
Ấn phẩm pamphlet
Bìa tập tô màu
Các trang tập tô màu
Đồ chơi nhồi bông bông PAZ
Đồ chơi trí tuệ PAZ
Bộ đồ dùng bàn ăn
Nhãn trái cây
Bảng kiểm tra thị giác
Bảng ký hiệu hướng dẫn trong bệnh viện
Sản xuất các bảng ký hiệu hướng dẫn
Những bảng ký hiệu được lắp đặt tại bệnh viện
Đề can dán tường
Đề can dán tường
Đề can dán tường
Ds: Dự án đã thu hút được sự quan tâm đáng kể từ giới báo chí trong ngành thiết kế. Nhưng còn phản ứng của khách hàng, các nhân viên và bệnh nhân thì sao?
RDB: Rất tích cực, nhất là khi trẻ em có thể tương tác với các nhân vật, và nhờ đó nỗi sợ hãi phải đến bệnh viện của các em được xua dần đi. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ giúp các em quên đi phần nào lý do vì sao các em phải vào viện và những đau đớn của các em.
Ds: Chị nghĩ thế nào về công việc thiết kế mang ý nghĩa giúp đỡ cộng đồng?
RDB: Gia đình tôi có thói quen dành nhiều thời gian giúp đỡ những người ít may mắn hơn, dù là người thân, bè bạn, hay là những người xa lạ, qua các hoạt động công ích, từ thiện. Tôi từng làm nhân viên xã hội không lương ở Brazil nhiều năm vào Chủ Nhật hằng tuần, nhưng những gì tôi nhận lại được từ công việc đó còn nhiều hơn tiền bạc.
Khi tôi gặp Marjan Van Mourik, tôi hết sức kinh ngạc khi nghe kể về sứ mạng của bà với bệnh viện, việc bà đã thay đổi cả cuộc đời mình khi quyết định chuyển tới sống tại Peru để biến ý tưởng về bệnh viện này thành hiện thực. Tôi đã từng gặp những người dám sống với giấc mơ của mình và biến điều không thể thành có thể.
- Những tuyệt phẩm bằng đá của Hirotoshi Itoh
- 24 bức ảnh chụp chân dung gia đình đầy sáng tạo
- Kinh nghiệm nâng cao tay nghề Photoshop
- Bộ sưu tập những danh thiếp nổi (pop-up) độc đáo
- Những vụ đổi logo ấn tượng nhất trong lịch sử
- 10 bức tranh tuyệt đẹp vẽ bằng bút bi
- 10 quảng cáo khổng lồ thông minh nhất thế giới
- Ảnh hưởng của màu sắc trong thiết kế logo
- Những PLUGIN Photoshop mà bạn không thể bỏ qua
- Quảng cáo cực sáng tạo của trà Curtis